Những điều Nên Làm và Cần Tránh khi làm nghiên cứu và viết bài báo khoa học

Viết về phương pháp của người khác trong phần methodology của mình

Đó là một sai lầm khá phổ biến và dễ gây nhầm lẫn trong trình bày bài báo khoa học! Việc mô tả chi tiết phương pháp của người khác nên thuộc về phần “Preliminaries” (hay “Background”), thay vì “Methodology” (hay “Methods”).

Sai lầm này có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Thiếu rõ ràng về đóng góp phương pháp luận của bạn: Người đọc sẽ khó phân biệt được đâu là phương pháp bạn tự phát triển hoặc điều chỉnh, và đâu là phương pháp bạn chỉ đơn thuần trích dẫn.
  • Gây nhầm lẫn về tính độc đáo của nghiên cứu: Nếu phần Methodology chứa quá nhiều thông tin về phương pháp của người khác, người đọc có thể nghi ngờ về sự mới mẻ và độc đáo trong cách tiếp cận của bạn.

Văn phong không phù hợp

Khi viết một bài báo khoa học, điều quan trọng là phải duy trì văn phong trang trọng và chính xác. Dưới đây là các loại từ và cụm từ cần tránh:

  1. Từ không trang trọng: Các từ như “pretty” (khá), “cool” (ngầu), “awesome” (tuyệt vời) hoặc “a bit” (một chút) quá thân mật cho văn phong khoa học.
  2. Thuật ngữ chủ quan: Tránh các từ như “amazing” (kinh ngạc), “fantastic” (phi thường) hoặc “perfect” (hoàn hảo), vì chúng mang tính chất cá nhân.
  3. Ngôn ngữ mơ hồ: Các từ như “stuff” (thứ này), “things” (những thứ) hoặc “kind of” (kiểu như) không rõ ràng và cụ thể.
  4. Cường điệu: Các cụm từ như “extremely important” (cực kỳ quan trọng) hoặc “very unique” (rất độc nhất) có thể bị xem là phóng đại.
  5. Dạng viết tắt: Sử dụng “cannot” thay vì “can’t” và “do not” thay vì “don’t”.
  6. Cụm từ dư thừa: Tránh các cụm từ như “end result” (kết quả cuối cùng) chỉ cần dùng “result” hoặc “due to the fact that” (do thực tế là) chỉ cần dùng “because”.
  7. Ngôn ngữ thân mật: Các cụm từ như “on the other hand” (mặt khác) hoặc “at the end of the day” (suy cho cùng) quá mang tính hội thoại.

Thay vào đó, hãy sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và khách quan.

Sai chính tả? Làm sao để biết mình sai đây?

Lỗi chính tả có thể làm giảm tính chuyên nghiệp và gây khó chịu cho người đọc, thậm chí dẫn đến rejection dù kết quả thí nghiệm tốt cỡ mấy. May mắn là có rất nhiều cách để bạn phát hiện và sửa lỗi chính tả, và AI là một công cụ đắc lực trong việc này. Bạn có thể dùng ChatGPT, Tulu AI,…. với prompt “improve writing” để chỉnh sửa nội dung mình đã viết. Nhưng quan trọng là bạn phải học viết vì sau này chúng ta đi hội nghị thì không thể nói với ChatGPT và nhờ GPT nói lại với người khác được.

Cách sử dụng AI để chỉ ra và sửa lỗi (ví dụ với Grammarly):

Truy cập trang web hoặc cài đặt ứng dụng Grammarly: Bạn có thể sử dụng trực tiếp trên trình duyệt web, cài đặt tiện ích mở rộng cho trình duyệt, hoặc tải ứng dụng cho máy tính. Nếu lắp trên máy tính, Grammarly sẽ tự động phân tích văn bản và gạch chân những lỗi chính tả (thường là màu đỏ), lỗi ngữ pháp (thường là màu vàng), và các vấn đề khác về văn phong.

Tui đã cite paper thì tui có thể copy & paste và lỗi Plagarism

Không nhé! Plagarism là 1 lỗi rất lớn trong academic. Kể cả đã cite thì bạn vẫn phải rephrase lại. Nếu lười thì mình dùng có thể ChatGpt với prompt rephrase. Đôi khi chúng ta copy một số thứ từ paper cũ của mình nhưng sau đó quên sửa. Do đó, kiểm tra plagarism rất là quan trọng. Bạn có thể dùng grammar để làm điều này. Hướng dẫn:

Lạm dụng ChatGPT để phân tích thí nghiệm và viết related works

ChatGPT có thể hữu dụng vì nó giúp mình tránh bị sót những kết luận quan trọng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và đọc không kỹ thì khi bạn nộp, reviewer có thể kiểm giùm bạn 😂 và paper có thể bị tạch…

Dùng ChatGPT, Gemini để làm related works: mình đã dùng thử và có lần mấy cái đầu nó cho đúng citation, 2 cái sau là paper được tạo ra trong tưởng tượng….

Title, caption, label,… trong latex

  • Khi đặt tên project, đặt tên thuật toán hoặc paper hoặc cả 2, tránh kiểu em tính nộp vào conference AHAHA nên em đặt tên project là AHAHA. Sau này bị AHAHA reject mà em phải nộp conference HEHEHE thì sao … Với thầy cô hướng dẫn thì trên overleaf có thể có cả trăm project, nên công tác tim kiếm cứu nạn có thể khó khăn
  • label tránh dùng section 1, section 2, equation 1,… mà nên viết dễ gợi nhớ như \label{sec-related-works} cho section related works, \label{eq-normal-equation},…. để khi gõ có gợi ý hiện lên, tránh để dòm đông ngó tây…

Lố trang, vấn đề về bảng và graph

Nhiều hội nghị giới hạn số trang, nên chúng ta cần kiểm tra kỹ để tránh bị desk-reject. Tuy giới hạn số trang, nhưng thường họ cho phép upload supplementary materials khi submit. Khi đó, chúng ta có thể chuyển phần chứng minh các định lý và một số chi tiết ít quan trọng hơn vào đó. Về format, chúng ta có thể tạo file latex tương tự như file Latex main, và ghi “Supplemtary material for *tên paper của bạn*”. Trước khi submit mình không để tên tác giả nhưng sau khi được accept, chúng ta để tên tác giả vào trong cả Supplemtary material.

Nếu gặp khó khăn trong việc chuyển nội dung xuống Supplemtary material, chúng ta có thể xem xét việc trình bày. Ví dụ: chuyển bảng thành graph và đưa bảng xuống Supplemtary material.

Khi chúng ta viết paper thì cũng nên có bảng. Quá nhiều bảng nhưng không có graph thì nhìn paper hơi khô. Thêm vào đó, thường thì graph giúp chúng ta nhận biết trend, pattern mau chóng hơn..

Paper bị reject và phải nộp chỗ khác nhưng không sửa lại

Chuyện gặp đi gặp lại cùng một reviewer là chuyện rất bình thường, đặc biệt là trong những hướng nghiên cứu thưa dân. Nếu bài của mình người ta đã cho nhận xét trước đó và nhận xét đó là hợp lý mà không chỉnh, thì lần sau gặp lại, có thể họ sẽ không có thiện cảm với bài của mình nữa.

Paper được accept, đóng phí và upload video nhưng không present

Hồi xưa, mình chair 1 session online của IJCNN thì thấy có một bạn không online để thuyết trình bài báo. Có thể bạn ấy tưởng là hội nghị yêu cầu upload video nên upload video là xong, nên đã dung dăng dung dẻ đâu đó, nhưng không phải. Kể cả đóng phí rồi mà không present, paper cũng sẽ không được đăng trên procedding, và khả năng cao là cũng không lấy lại được phí.


Ngôn ngữ mơ hồ

Các cụm từ như “rất cao” hoặc “thấp hơn đôi chút” thiếu sự chính xác. Sử dụng các con số cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm sẽ tốt hơn.

Lạm dụng thuật ngữ chuyên môn

Dù thuật ngữ kỹ thuật là cần thiết, việc sử dụng quá nhiều thuật ngữ có thể khiến bài viết khó tiếp cận với khán giả rộng hơn.

Thiếu rõ ràng

Câu văn quá phức tạp có thể làm mờ nghĩa. Hãy cố gắng viết rõ ràng và đơn giản mà không làm mất chiều sâu của thông tin.

Trích dẫn sai

Không trích dẫn nguồn chính xác có thể dẫn đến các vấn đề về đạo văn và làm giảm độ tin cậy. Luôn tuân theo quy tắc trích dẫn cụ thể mà tạp chí hoặc lĩnh vực yêu cầu.

Không xem xét đối tượng đọc giả

Điều chỉnh độ phức tạp và độ sâu của bài viết dựa trên trình độ của người đọc là rất quan trọng. Giải thích các khái niệm cơ bản khi viết cho các chuyên gia có thể gây khó chịu, cũng như giả định quá nhiều kiến thức khi viết cho đối tượng chung.

Không nhất quán về thì

Trộn lẫn thì quá khứ và thì hiện tại không đúng cách có thể gây nhầm lẫn cho người đọc. Thông thường, hãy dùng thì quá khứ cho phương pháp và kết quả, và thì hiện tại cho các sự thật chung và kết luận.

Thiếu định nghĩa thuật ngữ

Luôn định nghĩa các chữ viết tắt và các thuật ngữ ít phổ biến khi chúng xuất hiện lần đầu trong văn bản.

Biểu đồ và bảng biểu kém chất lượng

Các công cụ hình ảnh cần rõ ràng, có nhãn cụ thể và hỗ trợ cho văn bản chứ không làm người đọc rối.

Thông tin dư thừa

Tránh lặp lại cùng một thông tin ở các phần khác nhau trừ khi điều đó thực sự cần thiết cho sự rõ ràng.

Nhấn mạnh quá mức vào kết quả

Việc diễn giải và thảo luận kết quả cũng quan trọng như kết quả tự nó. Hãy đặt các phát hiện trong bối cảnh nghiên cứu và lý thuyết hiện có.


Các lỗi chính tả phổ biến trong viết văn bản khoa học:

“Data” là danh từ số nhiều, không phải số ít

Đừng quên rằng “data” là danh từ số nhiều, do đó nó phải đi kèm với động từ và đại từ số nhiều. Ví dụ, thay vì nói "The data is," hãy nói "The data are."

Định dạng chỉ số dưới cho các hằng số khoa học

Hằng số độ thẩm thấu chân không, được ký hiệu là \mu_{0} , và các hằng số khoa học khác nên có chỉ số dưới là số 0, không phải chữ "o" thường. Sự khác biệt này giúp đảm bảo rõ ràng và chính xác trong tài liệu khoa học.

Dùng “alternatively” và “alternately”

Từ "alternatively" nên được dùng khi đề xuất một phương án thay thế, còn "alternately" dùng để mô tả các hành động xảy ra luân phiên. Ví dụ:

  • "You can alternatively use another method" (Bạn có thể thay thế bằng phương pháp khác).
  • "The lights flashed alternately" (Đèn nhấp nháy luân phiên).

Tránh dùng “essentially” khi muốn nói “khoảng chừng” hay “hiệu quả”

Từ "essentially" ngụ ý một đặc tính cơ bản, không phải một đặc tính gần đúng hay hiệu quả. Hãy dùng "approximately" hoặc "effectively" để diễn đạt các ý nghĩa này một cách chính xác hơn.

“Imply” và “Infer”

  • "Imply" có nghĩa là ngụ ý một cách gián tiếp.
  • "Infer" nghĩa là suy ra từ bằng chứng.

Ví dụ:

  • "The speaker implied that the policy would change" (Người nói ngụ ý rằng chính sách sẽ thay đổi).
  • "The audience inferred from the speech that changes were imminent" (Khán giả suy ra từ bài phát biểu rằng sự thay đổi đang đến gần).

Tiền tố “non”

Tiền tố này không nên đứng riêng lẻ mà thường được ghép với từ nó bổ nghĩa mà không có dấu gạch ngang. Ví dụ, "nonexistent" thay vì "non existent."

Các chữ viết tắt “i.e.” và “e.g.”

  • "i.e." có nghĩa là "nghĩa là".
  • "e.g." có nghĩa là "ví dụ".

Sử dụng "i.e." để làm rõ hoặc diễn đạt lại điều gì đó theo cách khác và "e.g." để đưa ra ví dụ.

“Its” và “It’s”

  • "Its" là sở hữu.
  • "It's" là viết tắt của "it is."

“Their”, “There” và “They’re”

  • "Their" là sở hữu.
  • "There" chỉ nơi chốn.
  • "They're" là viết tắt của "they are."

“Affect” và “Effect”

  • "Affect" thường là động từ có nghĩa là tác động.
  • "Effect" là danh từ có nghĩa là kết quả.

“Complement” và “Compliment”

  • "Complement" có nghĩa là bổ sung.
  • "Compliment" là lời khen.

“Principal” và “Principle”

  • "Principal" nghĩa là hiệu trưởng hoặc lãnh đạo.
  • "Principle" là nguyên tắc hoặc niềm tin cơ bản.

“Discrete” và “Discreet”

  • "Discrete" nghĩa là riêng biệt.
  • "Discreet" nghĩa là tế nhị và kín đáo.

“Then” và “Than”

  • "Then" liên quan đến thời gian.
  • "Than" dùng để so sánh.

“Loose” và “Lose”

  • "Loose" có nghĩa là không chặt.
  • "Lose" có nghĩa là làm mất hoặc bị đánh bại.

“Et al.”

Thường bị viết sai thành "et al" mà không có dấu chấm. Ngoài ra, không có dấu chấm sau "et" trong chữ viết tắt tiếng Latin "et al."



Discover more from Science Comics

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply

error: Content is protected !!